GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.
Người đàn ông tên Dale Bilson, 37 tuổi (một giám đốc marketing ở Anh) cho biết đã bịngừng timkhi đang tập gym cùng vợ vào tháng 8 vừa qua.
Theo lời bệnh nhân, anh tham gia lớp tập HIIT (các bài tập cardio ở cường độ cao) vào sáng sớm tại phòng tập thể dục địa phương. Khi bắt đầu tập, anh cảm thấy khó thở nên đã ra khỏi phòng tập để hít thở không khí. Tuy nhiên, sau đó tình trạng vẫn không khá hơn mà còn bắt đầu cảm thấy tức ngực. Cơn tức ngực dần chuyển sang đau thắt ngực.
Dale đã bị ngừng tim trong 7 phút sau khi tập gym. (Nguồn: Daily Mail)
Lo lắng với tình trạng sức khỏe của mình, anh được vợ đưa đến viện nhưng lúc này Dale đã bị ngừng tim. Các bác sĩ tại bệnh viện ngay lập tức tiến hành cấp cứu hồi sức tim phổi và sốc điện bằng máy khử rung tim cho Dale.
Dale đã bị ngừng tim trong 7 phút. Các bác sĩ thậm chí còn nói với Sophie rằng hãy chuẩn bị tinh thần và gọi điện cho người thân trong gia đình đến gặp Dale lần cuối vì nếu tim ngừng đập quá 9 phút có nghĩa là bệnh nhân đã tử vong. May mắn, sau 3 lần thực hiện sốc điện, tim của Dale đã đập trở lại.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định rằng tình trạng ngừng tim đột ngột của Dale là do tắc nghẽn ở ba động mạch trong tim. Anh được chỉ định thực hiện phẫu thuật đặt stent tim để tái thông mạch máu và hạn chế biến chứng.
Người đang có dấu hiệu sau không nên tập gym cường độ cao
Ảnh minh họa
Người có tiền sử bệnh tim mạch
Người có tiền sử liên quan đến tim mạch sẽ khiến huyết áp, nhịp tim không ổn định và nguy hiểm với sức khỏe, khi mà việc tập gym đòi hỏi rất nhiều về thể lực, sức bền.
Những người này khi luyện tập cần được hướng dẫn và chỉ dẫn bởi huấn luyện viên cá nhân để có những bài tập, cường độ và mức tạ phù hợp, tránh những bài tập quá nặng sẽ làm tăng nhịp tim. Sẽ rất nguy hiểm nếu như nhịp tim lên quá cao, dễ xuất hiện các dấu hiệu của đột quỵ như: đau đầu dữ dội, choáng váng, buồn nôn, mắt mờ một bên.
Người có bệnh lý về cơ, xương khớp
Những người có bệnh lý về cơ, xương khớp không hẳn là không nên tập gym với những bài tập quá nặng, nhưng tập thế nào để đạt hiệu quả cao nhất tốt cho sức khỏe thì nên có huấn luyện viên cá nhân để theo sát và chỉ dẫn những bài tập phù hợp, tránh ảnh hưởng cơ và xương khớp.
Người có bệnh lý về đường hô hấp
Việc tập gym là kết hợp của sức bền, sức mạnh nên nếu bạn có vấn đề về hô hấp thì việc tập cường độ cao là hoàn toàn không nên, thay vào đó là những bài tập nhẹ hoặc chuyển sang tập yoga...
Lưu ý: Những người bị bệnh rối loạn về chuyển hoá như tiểu đường, mỡ máu cao khi tập gym cường độ cao dễ gặp những biến chứng như hạ đường huyết, tụt huyết áp hoặc xảy ra tình trạng rối loạn về nhịp tim hoặc nhịp thở trong khi tập luyện. Vì vậy nên chọn môn thể thao nhẹ nhàng hơn để tập luyện.