Bún là món ăn quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng thích hợp để sử dụng món này.
Người bị dạ dày, đại tràng
Người bị các bệnh liên quan đến dạ dày, đại tràng không nên ăn bún.
Bún được làm từ gạo, ngâm với nước khi làm khoảng 1 ngày để bột nở ra. Trong quá trình ngâm, tinh bột sẽ lên men. Do đó, người ăn dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hại dạ dày.
Vì lý do trên, người bi bệnh liên quan đến dạ dày, đại tràng nên tránh ăn bún.
Người bị ốm, sốt
Người đang ốm, sốt, thể chất yếu ăn bún rất dễ bị lạnh bụng, khó tiêu đi ngoài. Do đó, nên tránh dùng món ăn ngày khi cơ thể đang không khỏe.
Đối với người ốm, các món ăn nhẹ như cháo thịt, cháo đỗ xanh, súp rau củ sẽ thích hợp hơn vì dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày.
Phụ nữ sau sinh
Phụ nữ sau sinh cũng không nên ăn bún thường xuyên. Bởi bún được làm từ gạo ngâm nở chua. Ngoài ra, một số cơ sở sản xuất có thể pha thêm các chất phụ gia trong quá trình chế biến, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của mẹ và bé.
Do đó, phụ nữ sau sinh nên lựa chọn những món ăn thích hợp hơn thay vì ăn bún.
Không tốt cho trẻ nhỏ
Bún tuy là món dễ chế biến và cũng được nhiều trẻ nhỏ yêu thích tuy nhiên phụ huynh nên hạn chế cho bé ăn món này.
Bởi người sản xuất thường cho hóa chất vào trong quá trình chế biến bún để gia tăng lợi nhuận. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên ăn phải loại bún không đảm bảo chất lượng này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Vì vậy, phụ huynh không nên cho trẻ ăn bún quá sớm, hạn chế món này với trẻ hoặc tự làm bún tại nhà để đảm bảo an toàn cho bé.
Cách chọn bún không hóa chất
Bún sạch làm từ gạo nguyên chất thường có màu trắng đục, giống màu màu cơm.
Các loại bún có màu trắng sáng, óng có thể đã sử dụng hóa chất để tẩy trắng.
Khi mua bún, chị em có thể sử dụng dèn cực tím (loại dùng để soi tiền) chiếu vào sợi bún. Bếu thấy bún phát sáng thì tuyệt đối không được mua.
Ngoài ra, bún sạch sẽ dễ bị nát và đứt gãy khi sờ vào, còn loại bún có pha hàn the thường có sợi giòn, dai, không dễ đứt. Khi mua, chị em có thể sờ thử vào sợi bún để phân biệt.
Một cách khác để thử bún là dùng que thử hoặc dùng bột nghệ cho vào. Nếu bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the.